-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chống thấm cho khe co giãn hiệu quả cao, dễ thi công
27/04/2020
Khe co giãn hay còn gọi là khe lún trong các công trình rất phổ biến đặc biệt là các công trình lớn. Khe co giãn xuất hiện ở hầu như tất cả các kết cấu xây dựng nhưng ở kết cấu bê tông là chủ yếu.
1. Khe co giãn là gì
Là một vị trí trong kết cấu xây dựng để phân tách giữa hai kết cấu riệng biệt hoặc 2 bộ phận của một kết cấu để hấp thụ sự rung động hoặc sự co ngót nhiệt của vật liệu
2. Tai sao cần phải chống thấm khe co giãn
Vì đặc thù của kho co giãn kết cấu sẽ bị hở hoàn toàn việc này vô tình làm cho tình trạng thấm nước rất phổ biến. Bên cạnh đó do vị trí này luôn luôn bị chuyển vị nên công tác chống thấm gặp nhiều khó khăn.
3. Khe co giãn và khe lún thường có ở đâu
- Khe nhiệt đường bê tông, cầu bê tông cốt thép.
- Khe lún các tòa nhà cao tầng.
- Khe lún giữa khu nhà cao tầng và thấp tầng.
- Khe co giãn các công trình sử dụng bê tông khối lơn.
- Khe lún giữa 2 nhà liền kề.
4. Biện pháp chống thấm cho khe co giãn bê tông
4.1 Biện pháp chống thấm khe co giãn bê tông bằng băng cản nước
Vật liệu cần dùng:
- Băng cản nước dạng O, SO, BO ... hoặc bất kỳ loại sản phẩm chuyên dụng nào phù hợp cho hạng mục này, với độ dày phù hợp với yêu cầu từng hạng mục
- Thí bị hàn nối ( dao hàn nhiệt ) băng cản nước nếu chiều dài khe co giãn lớn hơn chiều dài 1 cuộn băng cản nước.
- Dụng cụ để cố định băng cản nước khi lắp đặt ví dụ: dây thép ly, giá đỡ, nẹp...
Các bước thi công:
Bước 1: Lắp dựng cốt thép hoàn toàn bình thường
Bước 2: Luồn băng cản nước vào vị trí cần lắp đặt
Bước 3: Hàn nối băng cản nước bằng dao hàn nhiệt, lưu ý điều chỉnh nhiệt độ dao hàn phù hợp, tránh hít phải khói khi hàn.
Bước 4: Cố định hệ thông băng cản nước trên giá, hoặc vào cốt thép.
Bước 5: Đổ bê tông phân đoạn đầu đặc biệt lưu ý không để bê tông ngậm quá vào phần lõi ' O ' của băng cản nước vì sẽ làm giảm khả năng co giãn của sản phẩm.
Bước 6: Đổ bê tông phân đoạn sau, cũng đặc biệt lưu ý không để bê tông ngập vào phần lõi ' O ' của băng cản nước.
4.2 Biện pháp sử dụng môt số sản phẩm sika
Vât liệu cần sử dung:
- Xốp chèn khe co giãn: Backer rod
- Chất quét lót tăng cường độ bám dính giữa keo trám khe và kết cấu nền: Sika Pimer 3N
- Vật liệu chèn khe co giãn: Keo trám khe Sikaflex Construcion AP
- Chất kết dính cường độ cao: Sikadur 731
- Băng keo chống thấm sika: Sikadur Combiflex 10P
Các bước thi công chống thấm khe co giãn với Sikadur Combiflex như sau
Bước 1: Mài vát cạnh khe co giãn, vệ sinh thật sạch
Bước 2: Thi công thanh xốp chèn khe Backer rod với kích thước phù hợp với chiều rộng khe
Bước 3: Quét lớp lót tăng kết dính Sikaprimer 3N và chờ khô
Bước 4: Thi công lớp keo trám khe Sikaflex Construcion AP và chờ khô tương đối
Bước 5: Thi công lớp kết dính cường độ cao Sikadur 731 lên hai phía mép khe co giãn với bê rông tương đương với bề rộng của băng keo
Bước 6: Dán băng keo chống thấm sika : Sikadur Combiflex 10 P lên bề mặt của khe co giãn.
4.3 Biện pháp chống thấm khe lún sử dụng hệ thống Matit chèn khe Turbo Seal
Vật liệu cần có:
- Xốp chèn khe co giãn Backer rod
- Matit chèn khe co giãn Turbo Seal
- Màng chống thấm dạng tấm gốc bitum hoặc HDPE
Quy trình thi công chống thấm cho khe co giãn bê tông với matit chèn khe như sau:
Bước 1: Vệ sinh khe co giãn
Bước 2: Chèn thanh Backer rod xuống đến cao độ thiết kế
Bước 3: Bơm hoặc chèn đầy matit Turbo Seal xuống khe co giãn
Bước 4: Dải lớp matit dọc phạm vi khe co giãn rộng ra 2 bên tối thiểu 20 cm.
Bước 5: Thi công lớp chống thấm dán lên bề mặt matit đã trám khi nó chưa khô mặt
Lưu ý
Việc thi công chống thấm khe co giãn là công việc đòi hỏi sự tỷ mỉ chính xác và nên được thi công bằng nhà thầu chuyên nghiệp
Mọi thắc mắc về vật liệu, cách làm liên hệ với công ty chúng tôi để được giải đáp hoàn toàn miễn phí: Hotline 0844621111