Top 8+ màng chống thấm tự dính tốt nhất hiện nay

15/03/2022
top-8-mang-chong-tham-tu-dinh-tot-nhat-hien-nay

Màng chống thấm tự dính là gì

Là các sản phẩm màng chống thấm thi công theo biện pháp dán lạnh ( thi công nguội hoàn toàn không cần dùng tới biện pháp khò nhiệt). Các loai màng chống thấm dạng này khá đa dạng đa số là màng chống thấm gốc Bitum hoặc màng TPO có bề mặt phủ  HDPE, PE, Sand, PVC...Với tính năng chống thấm tuyệt vời thi công đơn giản màng chống thấm tự dính rất được ưu chuộng trong nhiều dự án cần thi công với tiến độ nhanh mà vẫn yêu cầu kỹ thuật cao cho hạng mục chống thấm.

Trong phạm vị bài việt này chúng ta chủ yếu tập trung tìm hiểu về các sản phẩm chống thấm tốt nhất trong phân khúc màng tự dính.

Các ứng dụng chính của màng chống thấm

Các ứng dụng của màng chống thấm rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào loại màng chống thấm, đặc tính kỹ thuật và cách thi công. Một số ứng dụng phổ biến của màng chống thấm là:

Màng chống thấm cho sàn nền:

Sàn nền là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ngầm, do đó rất dễ bị ẩm ướt và thấm nước. Màng chống thấm cho sàn nền có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nước ngầm vào bên trong công trình, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng kết cấu và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Màng chống thấm tự dính được dán trực tiếp lên bề mặt cần xử lý chống thấm, không cần sử dụng nhiệt.

Màng chống thấm cho tường, vách:

Tường, vách là các bề mặt tiếp xúc với không khí và mưa, do đó cũng cần được bảo vệ khỏi sự ẩm ướt và thấm nước. Màng chống thấm cho tường, vách có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ bên ngoài vào bên trong công trình, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng kết cấu và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Màng chống thấm tự dính được dán trực tiếp lên bề mặt cần xử lý chống thấm, không cần sử dụng nhiệt.

Màng chống thấm cho mái nhà:

Mái nhà là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và mưa, do đó rất dễ bị ẩm ướt và thấm nước. Màng chống thấm cho mái nhà có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ trên xuống dưới, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng kết cấu và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Màng chống thấm tự dính được dán trực tiếp lên bề mặt cần xử lý chống thấm, không cần sử dụng nhiệt.

Màng chống thấm tự dính Butustick HDPE

Nhà sản xuất: Henkel

Xuất xứ: UAE

Ứng dụng chính của sản phẩm:

- Chống thấm cho tầng hầm trước khi đổ bê tông ( trên nền bê tông lót )

- Chống thấm cho sàn mái các khu vực lộ thiên

- Chống thấm cho hồ bơi, bể chứa

- Chống thấm các khu vực ẩm ướt 

Ưu điểm:

Màng Bitustick bám dính ngay cả ở nhiêt độ thấp

- Khả năng kháng xé cao

- Độ giãn dài cao

Nhược điểm:

- Giá thành cao

- Thường không có sẵn hàng tồn kho mà phải đặt theo dự án

Biện pháp thi công Bitustick HDPE

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt cần sạch phẳng, không bám bụi bẩn dầu mỡ, các vị trí lồi lõm hư hỏng cần được trám vá cẩn thận bằng vữa sửa chữa.

Bước 2: Sơn lót

Phủ toàn bộ bề mặt cần thi công bằng lớp sơn lót tăng cường bám dính ( Polyprimer SB ). Đinh mức thông thường từ 4-6m2 cho một lít sản phẩm

Bước 3: Dán màng

Bóc lớp Film PE bảo vệ màng, dán từ trung tâm ra cạnh, loại bỏ hoàn toàn không khí tránh màng bị phồng. Sử dụng con lăn để ép lớp màng đảm bảo độ dính và tiếp xúc hoàn toàn. Phần chống mép đảm bảo tối thiểu 50mm, phần chống mi kết thúc màng tối tiểu 100mm

Màng chống thấm tự dính 2 mặt Sikabit W15

Nhà sản xuất: SIKA AG

Xuất xứ: Sika Việt Nam

Ứng dụng của Sikabit W15

- Sử dụng cho các vị trí không lộ thiên

- Chống thấm đài móng

- Sàn và tường hầm

- Sàn mái có lớp phủ bảo vệ

Ưu điểm của Sikabit W15

- Kháng hóa chất tốt

- Kháng xé và đâm thủng tốt

- Khả năng che phủ vết nứt tốt

- Bám dính tốt kể cả trong điều kiện ẩm ướt

- Thi công nhanh, đơn giản , không cần dụng cụ phức tạp

Nhược điểm:

- Không dùng được cho các vị trí lộ thiên

- Giá thành cao trong phân khúc màng tự dính

Hướng dẫn thi công màng tự dính Sikabit W15

Biện pháp thi công trước khi đổ bê tông:

- Phạm vị áp dụng cho sàn hầm sau khi đổ bê tông lót và trước khi đổ bê tông kết cấu

- Trải tấm màng Sikabit W15 ra sàn, sắp đặt vị trí sao cho thẳng hàng tháo vị trí chồng mí, nối chồng chúng lại với nhau. Phạm vị chồng mí thối thiểu 80mm. 

- Sử dụng con lăn để lăn nhằm tăng cường bám dính

- Các mối nối cần so le nhau tránh hiện tượng trùng mí

- Thi công lớp vữa bảo vệ ngay khi tháo lớp chống dính bề mặt

Biện pháp thi công sau khi đổ bê tông

Thi công Sikabit W15 trên sàn mái

- Phạm vị áp dụng cho tường vách hầm, đài móng sau khi đã đổ bê tông

- Bề mặt cần sach sẽ, bão hòa nước , không có phần gồ ghề sắc nhọn.

- Thi công lớp kết dính Sikabit 1 với định mức từ 2-3 kg/m2

- Trải tấm Sikabit W15 ra sàn, tháo lớp nilong chống dính, ép mạnh lớp màng vào lớp kết dính

- Chiều rộng phạm vị nối chồng giữa các tấm cũng tối thiểu là 80mm, cần so le mối nối, sử dụng con lăn để tăng cường bám dính phạm vị nối chồng mí.

Màng chống thấm tự dính Autotak

Nhà sản xuất: Copernit 

Xuất xứ: Italia

Ứng dụng của màng Autotak

- Chống thấm sài mái

- Mái dốc, mái vòm, ban công

- Sàn tầng hầm, tường tầng hầm

- Các vị trí thi công mà yêu cầu không được dùng tới lửa

Ưu điểm của màng tự dính Autotak

- Hàng lượng nhựa cao đàn hồi tốt

- Gia cường bằng sợi Polyester kháng xe rách và khàng đâm thủng cao

- Thi công nhanh, đơn gian

Nhược điểm

- Giá thành trong cùng phân khúc vẫn cao

Hướng dẫn thi công màng tự dính Autotak

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt cần sạch, phẳng không bám bụi bẩn dầu mỡ và các chất ảnh hưởng tới độ bám dính. Các gờ cạnh sắc nhọn cần được loại bỏ hoàn toàn tránh làm rách màng

Bước 2: Thi công lớp lót Primer

Chất quét lót Primer W được thi công lên toàn bộ bề mặt với định mức 0.3 kg/m2. Dụng cụ thi công có thể dùng chổi quét, rulo hoặc máy phun chống thấm

Bước 3: Thi công màng tự dính

Đặt cuộn màng vào vị trí cần thi công, trải tấm màng và ướm thử, sau đó cuộn lại từ 2 đầu.

Tháo lớp film nilong chống dính ra, ép chặt tấm màng xuống sàn đảm bảo tiếp xúc hoàn toàn. Các vị trí chống mí tối thiểu 80mm. Sử dụng rulo cao su lăn đi lăn lại đảm bảo khí được thoát ra hoàn toàn. 

Màng chống thấm tự dính Bitumex

Nhà sản xuất: Stoper

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ

Ứng dụng của màng tự dính Bitumex

- Chống thấm chống ẩm cho các công trình dân dụng

- Chống thấm cho các dự án công nghiệp

- Chống thấm các công trình giao thông, thủy lợi

Ưu điểm của màng tự dính Bitumex

- Thi công nguội không cần gia nhiệt

- Độ bám dính cao kể cả trên bề mặt nằm ngang lẫn thẳng đứng.

- Khả năng kháng nhiệt và kháng hóa chất tốt

- Được gia cường bằng sợi Polyester Composite kết hợp với lưới thủy tinh làm cho sản phẩm có tính ổn định kích thước cao, các tính chất cơ lý cao.

Nhược điểm

- Giá tiền cao trong cùng phân khúc màng tự dính

Hướng dẫn thi công màng tự dính Bitumex

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Cũng giống như các loai màng khác việc chuẩn bị bề mặt rất quan trọng cho việc chống thấm có được sản phẩm tốt nhất. Bề mặt cần sạch, phẳng tương đối, không bám các chất ảnh hưởng tới độ bám dính.

Bước 2: Thi công lớp lót

- Thi công lớp lót Bitumex Priemer lên toàn bộ bề mặt cần thi công

- Định mức sử dụng lớp lót là 3-5m/ kg

Bước 3: Thi công dán màng

Trải màng ra và ướm thử vào vị trí cần dán, thi công từ thấp đến cao bắt đầu từ các vị trí thu nước.

Tháo lớp nilong chống dính ra, ấn mạnh để bề mặt màng được tiếp xúc hoàn toàn với nền. Sử dụng thêm các công cụ để tăng độ tiếp xúc và loại bỏ hoàn toàn bọt khí phía dưới lớp màng

Các vị trí tiếp giáp cần đảm bảo chồng mí tối thiểu 80mm, với vị trí kết thúc màng chiều dài chồng mí tối thiểu 100mm. Các vị trí chồng mí cần được bố trí so le với nhau.

Màng chống thấm tự dính Lemax

Nhà sản xuất: Lemax

Xuất xứ: Italia

Ứng dụng của màng tự dính Lemax

- Mái phẳng, mái dốc và các kết cấu dân dụng 

- Cầu đường và các công trình giao thông và công nghiệp

- Bể, bể chứa và các kết cấu ngăn nước và giữ nước khác.

Ưu điểm của màng tự dính Lemax

- Với thành phần cao su SBS có khả năng tự bịt kín các lỗ thủng nhỏ

- Thi công nhanh gọn không cần gia nhiệt

- Khả năng đàn hồi cao

Nhước điểm:

Giá thành cao

Hướng dẫn thi công màng tự dính Lemax

Bước 1: Làm sạch bề mặt, đục tẩy trám vá phần lỗi lõm

Bước 2: Cán lớp vữa kết dính dầy 3-5mm hoặc lớp kết nối Primer

Bước 3: Bóc lớp giấy lót ép chặt tấm màng lên vữa kết dính/Primer.

Bước 4: Ép chăt lần nữa để thoát hoàn toàn khí phía dưới lớp màng

Bước 5: Dán các lớp màng kế tiếp, phạm vị chồng mí tối thiểu 50mm, có thể sử dụng đèn khò mini khò các vị trí mép màng. Lưu ý không nên đi lai sau khi thi công 48h.

Bước 6: Cán vữa bảo vệ 

Màng tự dính mặt nhôm Morter-Plas

Nhà sản xuất: Korea Petroleum

Xuất xứ: Hàn Quốc

Ứng dụng của màng tự dính mặt nhôm Hàn Quốc Morter-Plas

- Mái nhà, các kết cấu tương tự lộ thiên

- Tường, vách

- Các hệ thống thu thoát nước

- Các hệ thống tường hai lớp

Ưu điểm của màng tự dính mặt nhôm KP Morter-Plas

- Độ dày được kiểm soát, gần như không có sự sê dịch ở công trường

- Khả năng chống chịu hóa chất tốt

- Kháng tía UV, tuổi thọ cao

- Độ nhạy với nhiệt độ thấp, ít ảnh hưởng bởi nhiệt độ

- Khả năng chống nứt tốt.

Nhược điểm của màng nhôm KP Morter-Plas

- Giá thành cao, thuộc phân khúc cao cấp

Hướng dẫn thi công màng tự dính mặt nhôm KP Morter-Plas

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

- Bề mặt cần sạch, không bám bụi bẩn và các chất ảnh hưởng tới độ bám dính

Bước 2: Thi công lớp lót chuyển dụng

Nên sử dụng lớp lót chính hãng KP Primer với định mức 0.3 kg/m2

Bước 3: Thi công

Việc thi công tương tự các loại màng tự dính khác, lưu ý các vị trí kết thúc màng, các vị trí cổ ống thoát nước, máng xối cần được gia cố cẩn thận

Màng chống thấm tự dính Maxbond PE

Nhà sản xuất: Maxbond Asia Pacific

Xuất xứ: Liên bang Nga

Ứng dụng của màng tự dính Maxbond PE

- Mái, ban công, bồn hoa, các vị trí ẩm ướt như nhà vệ sinh dưới lớp lót gạch

- Chống thấm trên nền gỗ hoặc kim loại

- Sàn hầm trên lớp bê tông lót, vách hầm phía ngoài trước khi lấp đất

- Bể chứa, mương máng khu vực thu nước và giữ nước

Ưu điểm của màng tự dính Maxbond PE

- Khả năng chống áp lực thủy tĩnh cao

- Kháng hóa chất tốt

- Các tính chất cơ lý cao như kháng xe, khánh chọc thủng, kháng mài mòn

- Có thể thi công trên nền lớp xốp cách nhiệt

- Thi công nhanh, đơn giản mà không cần tới bất kỳ thiết bị điện nào

Hướng dẫn thi công màng tự dính Maxbond PE

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt cần được vệ sinh cẩn thận, chất lượng bề mặt ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm sau cùng. Với bề mặt bê tông, vữa cần được mài nhẵn tương đối.

Các bề mặt như gỗ, thép cũng cần vệ sinh đặc biệt là rêu cáu phải được loại bỏ hoàn toàn

Bước 2: Sơn lót

Thi công lớp lót Maxbond BT Primer lên toàn bộ bề mặt cần thi công, định mức sử dụng trung bình là 0.1-0.3 kg/m2

Bước 3: Thi công dán màng

Thi công từ thấp tới cao ( bắt đầu từ vị trí thoát nước), chồng mí với tấm màng bên cạnh tối thiểu 50mm. vị trí kết thúc màng tối thiểu là 75mm

Với bề mặt ngang chỉ cần thao lớp Film bảo vệ ra, dùng lực ấn mạnh, dùng tay vuốt để thoát hết khí phía dưới tầm màng ra, sử dụng còn lăn để lăn lại các vị trí trọng yếu nhằm tăng độ bám dính.

Với bề mặt đứng cắt tấm màng vừa với chiều cao để xử lý thao tác dễ hơn, các vị trí góc cạnh nên được gia cố thêm một tấm màng độc lập. Các vị trí xung yêu như cổ ống cần được chồng mí nhiều hơn thường là 55%. Các điểm kêt thúc màng nên được hàn kín bằng Maxbond WP Mastic.

Màng chống thấm tự dính HDPE Masterseal 726

Nhà sản xuất: BASF

Xuất xứ : Trung Quốc

Ứng dụng của màng HDPE Masterseal 726

- Chống thấm và chống ẩm bảo vệ bê tông

- Dùng cho cả mặt đứng và mặt ngang

- Tầng hầm và các cấu trúc ngầm

- Bể chứa, các cấu trúc ngăn nước và giữ nước

Ưu điểm của màng tự dính HDPE Masterseal 726

- Cải thiện khả năng kháng nhiệt

- Chống xâm thực từ Chlorides, shunphates, dung dịch kiềm và axit.

- Cường độ chịu xé và kháng xuyên thủng tốt

- Bám dính tốt cả mặt đúng và mặt ngang.

Nhược điểm:

Giá thành cao

Hướng dẫn thi công màng tự dính HDPE Masterseal 726

Chuẩn bị bề mặt:

Bề mặt cần được vệ sinh đến khi đủ điều kiện thi công. Vữa non, bụi bẩn, hợp chất bảo dưỡng, dầu nhớt cần được loại bỏ hoàn toàn.

Các vị trí nứt, khuyết tật cần được sửa chữa cẩn thận bàng các sản phẩm vữa sửa chữa MasterEmaco hoặc các loại vữa sửa chữa gốc Epoxy khác

Lớp lót

Sử dụng Masterseal Primer với định mức từ 6-8m2/ lít sản phẩm. Thi công lót và thi công luôn trong ngày để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.

Thi công:

- Xếp tấm: từ thấp tới cao, để nước chảy song song với bề mặt tấm mà không bị cản bỏi vị trí chống mép. Tât cả các vị trí chồng mép nên được theo kiểu mặt dưới nằm lên lớp trước đó, mặt trên bị lớp kế tiếp đè lên. Xếp các tấm theo chiêu cần chồng mép.

- Trải tấm: trong quá trình làm tránh làm nhăn màng. Tháo lớp chống dính khoảng 30 cm, dán lên tấm màng trước đó làm điểm cố định. Trải cuộn theo đường thẳng sử dụng con lăn để lăn đè lền lam phẳng và đẩy hoàn toàn không khí ra ngoài. Khoảng cách chồng mép cũng là 50mm với chiều ngang và 100mm vơi các vị trí kết thúc màng.

- Thi công mặt đứng: luôn thi công từ trên xuống dưới với điểm cố định mép màng phía trên.

- Kiểm tra sau thi công: nếu có điểm tụ khí hoặc phông rộp cần được trọc thủng bằng vật sắc nhọn, vị trí này sẽ tự liền lại trong quá trình lăn phẳng bề mặt.

Cách chọn loại màng chống thấm tự dính phù hợp cho ngôi nhà của bạn

Màng tự dính có nhiều ưu điểm như đơn giản, tiện lợi, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, không phải loại màng tự dính nào cũng phù hợp với mọi công trình. Để lựa chọn màng tự dính tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Xác định nhu cầu và điều kiện của công trình: như độ ẩm, áp suất nước, yêu cầu về độ kín nước, độ bền và chi phí. Cũng cần xem xét kết cấu bê tông, khe co giãn và các chi tiết khác của công trình.
- Cần tìm hiểu về các loại màng tự dính khác nhau trên thị trường: như đặc tính, ưu điểm, nhược điểm và cách thi công của từng loại. Có thể tham khảo các nguồn thông tin uy tín trên internet hoặc hỏi ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chống thấm.
- So sánh và đánh giá các loại màng tự dính: về độ bền, độ kín nước, khả năng phủ vết nứt, khả năng kháng hóa chất và tác nhân xâm thực, chi phí và hiệu quả. Ngoài ra cũng cần xem xét khả năng kết hợp của màng tự dính với các vật liệu khác trong công trình.
- Lựa chọn loại màng tự dính phù hợp với nhu cầu và điều kiện của công trình: về đặc tính, ưu điểm, nhược điểm và cách thi công. Chọn nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm và bảo hành cho sản phẩm màng tự dính.

Báo giá một số loại màng chông thấm tự dinh thông dụng

Trên thị trường có rất nhiều chủng loại, giá cả cũng rất phong phú, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày, chủng loại, xuất xứ, số lượng cho một đơn hàng. Báo giá dưới đây có thể dùng để tham khảo.

STT Chủng loại hàng hóa - xuất xứ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá  Thành tiền
1 Bitustick XL - Helken - UAE m2

1

125,000 125000
2 Sikabit W-15- Sika - Việt Nam m2 1 180,000 180,000
3 Autotak 1.5mm - Copernit - Italia m2 1 95,000 95,000
4 Bitumex 1.5mm- Stoper - Thổ Nhĩ Kỳ m2 1 90,000 90,000
5 Lemax 1.5mm - Lemax - Italia m2 1 115,000 115,000
6 Moter Plas 1.5mm - KP - Hàn Quốc m2 1 90,000 90,000
7 Maxbond PE 1.5mm - Maxbond _ Hàn Quốc m2 1 85,000 85,000
8 Masterseal 726 - Basf - Trung Quốc m2 1 135,000 135,000

Trên đây là các gợi ý về các sản phẩm màng tự dính tốt nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau đây:

Công ty TNHH TM & DV USS Việt Nam

Hà Nội: 54 Võ Chí Công, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy

Hồ Chí Minh: 1177 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7

Hotline 0844621111/ 0906191027(Zalo)

Email: ussvietnam99@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

Xin chào, tôi là Đào Quang Huy - CEO & Co-Founder Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ USS Việt Nam [USS Việt Nam]. Công ty chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp xây dựng chuyên về : Chống thấm, xử lý thấm, xử lý ăn mòn bê tông cốt thép, xử lý sự cố, xử lý mạch ngừng bê tông bằng băng cản nước, gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon CFRP, sửa chữa cầu cảng, giải pháp phòng nước mặt cầu với đội ngũ chuyên nghiệp nhất.

Tôi đang quản lý và biên soạn nội dung chuyên ngành cho website chongtham.info.vn. Kết nối với tôi qua Facebook | instagram | LinkedIn

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN