Chống thấm tầng hầm và tất cả những gì cần biết

06/01/2018
chong-tham-tang-ham-va-tat-ca-nhung-gi-can-biet

 

Tầng hầm là gì?

 

Cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển không ngừng của ngành xây kéo theo sự phát triển của khoa học vật liệu và công nghệ xây dựng. Các công trình xây dựng dân dụng và công nhiệp ngày càng được xây cao hơn. Ngoài chiều cao ra để đáp ứng các tiện ích đi cùng, con người còn xây dựng một bộ phận hoặc toàn bộ công trình nằm sâu dưới mặt đất. Bộ phận công trình này được gọi là tầng hầm. Chính vì nằm sâu dưới lòng đất, tiếp xúc với nước liên tục nên xuất hiện nhu cầu chống thấm tầng hầm

1.Các kiểu tầng hầm thường thấy.

  • Bán hầm:

Là một kiểu tầng hầm mà trong đó bộ phận công trình dưới cùng nằm dưới tầng trệt không chìm hoàn toàn dưới mặt đất mà chỉ có một phần của nó nằm dưới cos( 0.0).

  • Tầng hầm:

Là kiểu tầng hầm đúng theo hình dung của tất cả mọi người nghĩa là toàn bộ các bộ phận cấu thành lên nó nằm hoàn toàn dưới mặt đất.

Trong thực tế có rất nhiều các kiểu tầng hầm chuyên biệt phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau như: giao thông, quân sự, quốc phòng. Với từng mục đích sử dụng và biện pháp thi công chuyên biệt, các vật liệu và công nghệ chuyên dụng thì việc chống thấm tầng hầm cũng có những điều chỉnh phù hợp. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ chỉ đề cập tới việc chống thấm các tầng hầm thông dụng nhất.

2. Tìm hiểu các biện pháp thi công tầng hầm để tìm biện pháp chống thấm:

Tại sao cần bàn tới biện pháp thi công tầng hầm ở đây nhỉ? Trong thực tế thi công mà thấy việc thi công tầng hầm bằng biện pháp nào sẽ quyết định phần lớn tới việc sẽ thi công chống thấm cho nó như thế nào. Có 2 biện pháp chính đang được sử dụng rộng rãi như sau:

2.1> Thi công tầng hầm theo biện pháp đào mở

Là biện pháp thi công các kết cấu công trình từ dưới lên trên theo tuần tự bình thường.

Phạm vi áp dụng:

  • Chỉ nên áp dụng ở nhưng nơi mặt bằng rộng rãi, kết cấu nền đất tốt, ít sạt lở, mực nước ngầm không cao.
  • Chiều sâu tầng hầm không quá lớn, thông thường chỉ nên áp dụng với các công trình có từ 1 đến 2 tầng hầm.

Ưu và nhược điểm:

  • Điểm lợi thế theo biện pháp thi công này là dễ thi công: mặt bằng rộng rãi, thi công từ dưới lên, chi phí thấp
  • Điểm khó khăn là trong một số trường hợp bất lợi ( mưa bão) sẽ khó khăn trong việc giữ ổn định thành hố đào và các công trình lân cận.

2.2> Thi công tầng hầm thao biện pháp Top-down.

Là biện pháp thi công mà ở đó các cấu kiện của tầng hầm sẽ được thi công từ trên xuống dưới ( Top ( trên ) >> down ( dưới )).

Phạm vi áp dụng:

  • Các vị trí công trình không có mặt bằng thi công, địa chất yếu, có nhiều công trình lân cận dễ bi ảnh hưởng lún, nứt.
  • Áp dụng hầu hết cho các công trình có nhiều tầng hầm với chiều sâu lớn.

Ưu và nhược điểm:

  • Không gặp trở ngại về thời tiết và các yếu tố địa chất.
  • Khó khăn về mặt bằng thi công, tập kết và vận chuyển vật tư thiết bị máy móc khi thi công sâu xuống các tầng hầm phía dưới. Dẫn tới đẩy chi phí xây dựng lên cao.

3. Các kiểu thiết kế chống thấm cho tầng hầm

3.1> Thiết kế các kết cấu sàn đáy và vách bao tầng hầm bằng bê tông chống thấm.

Việc này là cần thiết và nên làm trong hầu như trong tất cả các trường hợp. Với các dòng phụ gia thế hệ mới, các thiết kế sử dụng phụ gia chống thấm sẽ làm tăng đáng kể các tính năng thi công khác của bê tông.

Các cấp chống thấm của bê tông theo TCVN 8219 : 2009
Mác chống thấm ( Cấp chống thấm) Áp lực nước tối đa ( Mpa ) Mác bê tông tương quan với mác chống thấm
W-2 >=2 150
W-4 >=4 200
W-6 >=6 250
W-8 >=8 300
W-10 >=10 350
W-12 >=12 400
W > 12 > 12 500-600

 

3.2 Thiết kế các lớp chống thấm chuyên dụng ngoài bê bê tông.

Kiểu thiết kế chống thấm tầng hầm theo hướng thuận:

Chống thấm thuận tầng hầm được hiểu là các lớp chống thấm thi công ở mặt thuận theo chiều của áp lực nước ( mặt ngoài vách hầm, phía dưới lớp bê tông sàn đáy ). Các vật liệu chống thấm thuận thường dùng là các vật liệu chống thấm tạo màng có thể là màng lỏng thi công dạng lăn, phun, quét hoặc các loại màng chống thấm định hình ( tấm trải ). Với một số dự án chống thấm yêu cầu rất cao có thể sử dụng màng chống thấm dạng PVC, tuy nhiên trong trường hơp này có thể chi phí sẽ tăng.

Kiểu thiết kế chống thấm tầng hầm thao hướng ngược:

Chống thấm ngược tầng hầm được hiểu là kiểu chống thấm mà trong đó lớp chống thấm nằm ở bên kia lớp bê tông đối diện với nguồn nước gây thấm. Các dạng chống thấm ngược chủ yếu được sử dụng là các sản phẩm dạng chống thấm tinh thể thẩm thấu. 

3.3 Kiểu thiết kế chống thấm kết hợp cả bê tông chống thấm và hai dạng chống thấm thuận và chống thấm ngược.

Với các dự án đòi hỏi cao về kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm thường sử dụng kiểu thiết kế này. Bản chất việc chống thấm tầng hầm là một việc tương đối phức tạp và cần thi công cẩn thận, chi tiết. Việc thiết kế công tác chống thấm cả thuận và ngược cùng với bê tông chống thấm sẽ làm giảm tối đa các rủi ro nếu có.

4. Thi công chống thấm tầng hầm như thế nào?

4.1 Với bê tông chống thấm

Việc thi công bê tông chống thấm hoàn toàn giống với bê tông bình thường. Công đoạn quan trọng nhất ở đây là thiết kế các cấp phối bê tông chống thấm nhất định và kiểm soát việc định lượng sản phẩm ở công trường ( trạm trộn bê tông ). Về phụ gia nên chọn các sản phẩm của các tập đoàn lớn trên thế giới đã có nhiều năm trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phụ gia chống thấm. Sự đảm bảo từ thương hiệu lớn sẽ làm cho chúng ta có thể ta có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

>>> Xem thêm một số cấp phối bê tông chống thấm thông dụng tại đây.

4.2 Với việc thi công chống thấm tầng hầm sử dụng các vật tư chuyên dụng:

4.2a> Chống thấm thuận tầng hầm:

Trình tự thi công như sau:

 

  • Bước 1: Thi công nền móng, đào mở vị trí, đục các đầu cọc khoan và cọc ép nếu có
  • Bước 2: Thi công lớp bê tông lót
  • Bước 3: Thi công lớp chống thấm thuận trên nền bê tông lót.
  • Bước 4: Thi công lớp bảo vệ lớp chống thấm.
  • Bước 5:Thi công lớp bê tông sàn.
  • Bước 6: Thi công vách hầm.
  • Bước 7: Xử lý bề mặt vách hầm, xử lý lỗ ty biện pháp
  • Bước 8: Thi công lớp chống thấm vách hầm ở phía ngoài 
  • Bước 9: Trát bảo vệ phía ngoài vách.
4.2b> Chống thấm ngược tầng hầm:

Trình tự thi công như sau:

  • Bước 1: Thi công nên móng, tường vây, sàn cos (0.0). đào thi công tới sàn cuối cùng của tầng hầm.
  • Bước 2: Đổ lớp bê tông lót.
  • Bước 3: Đổ bê tông sàn đáy hầm.
  • Bước 4: Thi công lớp chống thấm trên mặt lớp bê tông sàn đáy.
  • Bước 5: Đổ bê tông vách hầm ( có thể không có nếu sử dụng vách tường vây là vách chịu lực ).
  • Bước 6: Xử lý các điểm rò rỉ nếu có, xịt rửa bề mặt bằng máy xịt rửa áp lực cao.
  • Bước 7: Thi công lớp chống thấm ngược trên nên bê tông là bê tông vách.
  • Bước 8: Trát hoàn thiện để bảo vệ lớp chống thấm.
4.2c> Các sự cố và các điểm cần lưu ý khi thi công chống thấm tầng hầm
  • Các kết cấu sử dụng cho tầng hầm đều là bê tông khối lớn với kích thước dài rất dễ bị nứt do ứng suất nhiệt.
  • Với các công trình chung cư cao tầng khi chồng đủ tải cũng gây ra chuyển vị lớn có thể gây nứt. Chuyển xử lý nứt là trong các dự án lớn là điều cần đặc biệt chú ý.

>>> Xem thêm biện pháp xử lý nứt tại đây.

  • Ngoài ra việc thi công trên một diện tích lớn cũng sẽ phát sinh rất nhiều mạch ngừng. Việc xử lý chống thấm mạch ngừng cũng là một việc quan trọng cần giải quyết trong biện pháp chung của chống thấm tầng hầm.

5. Trình tự thi công chống thấm tầng hầm một số loại vật liệu tham khảo thường gặp.

5.1. Một số sản phẩm cho chống thấm thuận tầng hầm:

  • Một số sản phẩm chống thấm hai thành phần gốc xi măng như: Sikatop Seal 105, Sikatop Seal 107, Maxbond 1211...

Có thể bạn quan tâm video hướng dẫn thi công Sikatop Seal 107

5.2. Một số vật liệu có thể dùng chống thấm ngược tầng hầm như:

Aquafin IC, Masterseal 530, Penetron. Các sản phẩm này hầu hết đều được thi công dạng rắc hoặc phun với các công trình lớn.

Thi công chống thấm đáy hầm bằng biện pháp phun Aquafin IC 

6. Một số câu hỏi thường gặp khi thi công chống thấm tầng hầm:

Chống thấm cho tầng hầm có cần thiết hay không?

Trả lời: Rất cần thiết, để sử dụng được tối đa tiện ích của tầng hầm trong nhiều năm. Việc chống thấm là rất nên làm vì trong quá trình sử dụng lâu năm dưới sự xâm thực của nước chắc chắn sẽ gây thấm nếu chúng ta không làm hoặc làm chống thấm mà không đảm bảo kỹ thuật.

Chi phí cho việc chống thấm tầng hầm là bao nhiêu?

Trả lời: Việc chi phí cho chống thấm tầng hầm tùy thuộc vào quy mô công trình, độ sâu của tầng hầm, biện pháp thi công là chống thấm thuận hay chống thấm ngược, sản phẩm chống thấm áp dụng. Đơn giá chống thấm thông thường được tính theo mét vuông xử lý chống thấm thực tế

Bảng giá thi công chống thấm tầng hầm tham khảo
STT Hạng mục Vật tư dự kiến sử dụng Biện pháp thi công và định mức Đơn giá/m2 Ghi chú
1 Chống thấm công trình 1 tầng hầm ( độ sâu dưới 3.5m) Masterseal 530, Sikatop Seal 107 Chống thấm thuận hoặc ngược 250.000  
2 Chống thấm công trình 2-3 tầng hầm ( độ sâu hầm dưới 11.5 m ) Aquafin IC, Maxbond 1211 Chống thấm ngược hoặc thuận 350.000  
3 Chống thấm công trình 4-5 tầng hầm ( đô sâu hầm dưới 17.5 m) Penetron, Aquafin IC Chống thấm ngược 450.000  

Tôi có thể tự làm chống thấm cho tầng hầm được không?

Trả lời: Hoàn toàn có thể, với các công trình và dự án không quá phức tạp về mặt kỹ thuật, quá trình thi công bê tông không có sự cố gì. Mọi người hoàn toàn có thể tự làm mà không gặp khó khăn gì. Điều lưu ý là phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nếu có khó khăn hãy gọi ngay cho chúng tôi để được giải đáp.

Nếu tôi không tự làm được thì tôi có thể tìm đơn vị thi công ở đâu?

Trả lời: USS Việt Nam là đơn vị uy tín lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong việc chống thấm và xử lý các sự cố trong quá thi công. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí! Hotline 0906.191.027

>>> Xem thêm:

Báo giá các sản phẩm SIKA mới nhất

Danh mục các sản phẩm của SIKA và vị trí ứng dụng trong công trình

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN