-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chống thấm Polyurethane là gì? Tốp 5 sản phẩm hàng đầu tại Việt Nam
06/01/2018
Polyurethane là gì?
Là hợp chất Polymer bao gồm các đơn vị hữu cơ được nối bởi các liên kết Cabamate ( Urethane). Các Polyurethane được hình thành với hai dạng chính là nhiệt dẻo và nhiệt rắn.
Polyurethane thường được hình thành bằng phản ứng isocyanate với polyol. Kết hợp với công nghệ để tạo ra các sản phẩm rất đa dạng ứng dụng rất nhiều trong thực tế như: Chất chống thấm, bọt có độ đàn hồi cao, tấm cách nhiệt xốp cứng, các tấm đệm, lốp xe đàn hồi siêu bền, chất kết dính hiệu suất cao, lớp phủ bề mặt và chất trám, sợi tổng hợp, lớp lót thảm, các bộ phận bằng nhựa cứng và ống mềm.
Nội dung chính bài viết
1.Chống thấm Polyurethane (PU) là gì?
Là các sản phẩm ứng dụng của hợp chất Polyurethane với mục đích chống thấm.
2.Ưu điểm vượt trôi của các sản phẩm này là:
- Sản phẩm thường có độ bền rất cao.
- Có khả năng kháng tia UV
- Chịu được sốc nhiệt ( nhiệt độ thay đổi lớn trong thời gian ngắn) và thay đổi nhiệt độ theo mùa với biến thiên lớn.
- Với các sản phẩm dạng lỏng khi thi công sẽ liên tục không mối nối, một số sản phẩm có khả năng tự san phẳng, thẩm mỹ cao.
- Nhiều sản phẩm có độ đàn hồi lớn, độ phủ và khả năng bắc cầu vết nứt ( làm liền) rất cao.
3.Chống thấm Polyurethane trong thực tế bao gồm các dạng nào? và dòng sản phẩm nào?
Thực tế các sản phẩm PU có thể được phân loại thành hai dòng sản phẩm bằng cách đóng gói và hình thức lưu hóa khi sử dụng. Ứng dụng trong thực tế đều với mục đích chống thấm:
- Một thành phần: các hợp chất được tổng hợp sẵn trong một đơn vị thành phẩm chỉ cần mở ra thi công. Hợp chất sẽ phản ứng và lưu hóa khi gặp không khí bên ngoài.
- Hai thành phần: Các hợp chất được tổng hợp trong hai đơn vị riêng biệt, khi thi công sẽ được trộn với nhau để các hợp chất phản ứng đóng rắn bằng liên kết hóa học
4.Các sản phẩm có thể được chia theo những dòng sản phẩm với các chức năng và ứng dụng để chống thấm trong thực tế.
4a> Keo nở Foam Polyurethane: là hợp chất Polyurethane cao phân tử được kết hợp giữa Urethane và các chất tạo bọt, sản phẩm khi gặp nước hoặc không khí sẽ phản ứng hóa học tăng thể tích lên nhiều lần nhằm bịt kín các lỗ rỗng với mục đích chống thấm.
Foam Polyurethane có hai dạng chính:
- Foam Polyurethane lưu hóa dạng rắn: Vói ưu điểm là thể tích trương nở thông thường từ 20 đến 33 lần.
- Foam Polyurethane lưu hóa dạng dẻo: Với thể tích trương nở thông thường từ 3-12 lần.
4b> Keo trám khe sealant: là các sản Polyurethane kết hợp với chất độn tạo thành các sản phẩm dạng tuýp để bơm vào các khe hở, khe co giãn với mục đích chống thấm.
- Keo PU thông thường: Độ đàn hồi tuy nhiên có một số nhược điểm là không bám trên nền ẩm, sản phẩm sau khi khô sẽ co ngót, có dung môi nên về lâu dài có thể gây ố màu, và không bám các loại sơn trang trí.
- Keo PU công nghệ MS Polymer: Là sản phẩm PU cải tiến khác phục được tất cả các nhược điểm của công nghệ keo PU thông thường.
4c> Các sản phẩm chống thấm dạng lỏng sau khi đóng rắn sẽ tạo màng đàn hồi:
- Polyurethane hệ dung môi: với các ưu điêm vượt trội và các khả năng cơ ly như: cường độ bám dính, độ gian dài khi đứt, khả năng kháng xé, kháng đám xuyên
- Polyurethane hệ nước: các tính chất cơ lý có thấp hơn một chút tuy nhiên lại có ưu điểm là rất thân thiện môi trường, không gây mùi khó chịu
- Các sản phẩm Polyurethane lai Acrylic, lại Bitum...: Các sản phẩm dạng này là các sản phẩm cải tiến tận dụng đươc ưu điểm của cả hai dòng vật liệu phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
5. Tốp 5 sản phẩm chống thấm dòng Polyurethane hàng đầu tại Việt Nam.
Từ các thông tin vừa tìm hiểu có thể thấy mức độ đa dạng của các sản phẩm dạng này trên thi trương. Với góc độ của đơn vị phân phối hóa chất chống thấm và góc nhìn tại thị trường Việt Nam và phạm vị bài viết chúng tôi chỉ đánh giá các sản phẩm chống thấm:
5a> Mariseal 250:
Ưu điểm nổi trội:
- Độ phủ tốt, khả năng bắc cầu vết nứt tới 2mm
- Kháng UV và phong hóa tốt, kháng rễ cây.
- Bề mặt hoàn thiện có thể lưu thông xe cộ bình thường.
- Tiêu chuẩn sản xuất và kiểm tra hoàn toàn từ Châu Âu.
- Chịu được axit và kiềm nhé.
- Tuổi thọ tối thiểu: trên 10 năm.
5b> Mariseal 270
Ưu điểm
- Kháng sương giá tốt
- Chống sốc nhiệt tốt
- Bám dính tốt
- Giá thành phù hợp
- Đàn hồi vĩnh viễn
- Xuất xứ Châu Âu với các tiêu chuẩn cao.
5c> Maxbond 328E
Ưu điểm chính:
- Bám dính tốt, dễ thi công
- Độ giãn dài khi đứt rất tốt: > 600%
- Có thể thi công lộ thiên
- Có thể thi công mà không cần dùng tới lớp lót
5d> Neoproof PU W
- Gốc nước thân thiện môi trường
- Thời gian bảo quản lưu kho lớn lên tới 24 tháng. Thời gian thi công và bảo quản sau khi mở thùng cũng lớn nên có thể tiết kiệm vật tư.
- Có khả năng chịu tia UV
- Ứng dụng đa dạng trên nhiều bề mặt.
5e> Sikalastic 632R
Ưu điểm chính
- Xuất xứ danh tiêng từ SIKA AG
- Các chỉ tiêu cơ lý đều hoàn hảo.
- Bám dính tốt
- Có thể kết hợp đa dạng với các sản phẩm khác trong hệ Sika
- Độ giãn dài khi đứt lớn: Trên 600%
6. Biện pháp thi công các sản phẩm chống thấm gốc polyurethane
Biện pháp thi công
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
- Bề mặt cần được làm sạch, bụi bẩn cần được thổi hút bụi để loại bỏ hoàn toàn. Các mảng bám lỏng lẻo cần được mài sạch hoàn toàn.
- Các khuyết tật bề mặt cần được trám vá sửa chữa bằng vật liệu chuyên dụng.
- Các vết nứt cần được xử lý riêng biệt bằng các loại keo PU chuyên sử lý vết nứt.
- Bề mặt cần được làm khô hoàn toàn nhất là với các sản phẩm PU gốc dầu ( dung môi ) thì việc này là rất quan trọng. Độ ẩm đạt yêu cầu tùy từng dòng sản phẩm dao động từ 4-7%.
Bước 2: Thi công lớp lót
- Thi công lớp lót 1-2 lớp tùy biện pháp. Các dòng sản phẩm lót của PU đại đa số đều là dòng 1 thành phần nên việc thi công cũng không có gì phức tạp.
- Định mức lớp lót từ 0.1-0.3 kg/m2.
- Đợi lớp lót khô ( trung bình từ 2-4 giờ ) trước khi chuyển bước thi công.
Bước 3: Thi công lớp phủ Polyurethane
- Lớp phủ cần được thi công đúng cách, đúng định mức tùy thuộc vào từng mã hàng.
- Tuân thủ thời gian chờ đợi giữa các lớp
- Có thể thi công 2 lớp hoặc 3 lớp tùy theo yêu cầu kỹ thuật. Với PU 1 thành phần thời gian chờ giữa các lớp không nên để lâu hơn 48 tiếng vì có thể gây tách lớp. Với Polyurethane 2 thành phần lớp phủ có thể thi công thành 1 lớp với độ dày lớn hơn để tiết kiệm nhân công.
Bước 4: Thi công lớp Topcoat
- Lớp topcoat sử dụng để bảo vệ sản phẩm PU tránh khỏi sự phá hủy của tia UV. Không phải sản phẩm nào cũng cần thi công lớp topcoat, chỉ thi công nếu thực sự cần thiết.
- Việc thi công lớp topcoat tương tự như thi công lớp phủ cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của nhà sản xuất.
7. Báo giá các sản phảm Polyurethane thông dụng
Mã Sản Phẩm | Đơn vị tính | Đơn giá | Định mức sử dụng |
Mariseal 250 ( xuất xứ Hy Lạp ) |
Thùng 25 kg | 4,500,000 | 1-1.2 kg/m2 |
Mariseal 270 ( Xuất xứ Hy Lạp |
Thùng 25 kg | 4,400,000 | 1-1,2 kg/m2 |
Maxbond 328E ( Xuất xứ Hàn Quốc ) |
Thùng 22 kg | 2,800,000 | 1.4-2.5 kg/m2 |
Neoproof PU W ( Xuất xứ Hy Lạp ) |
Thùng 13 kg | 1,700,000 | 1-1.2kg/m2 |
Sika Lastic 632R ( Xuất xứ Hàn Quốc ) |
Thùng 21 kg |
4,400,000 | 1.4-2.1 kg/m2 |
Polythane P ( Xuất xứ UAE ) |
Thùng 25kg/ 20 lít | 2,400,000 | 1.6- 2.4kg/m2 |
Hyperdesmo Classic | Thùng 25 kg | 3,125,000 | 1.5-1.8 kg/m2 |
SikaLastic 590 ( Xuất xứ Indonesia ) |
Thùng 20 kg | 2,800,000 | 1.5-1.7 kg/m2 |
Trên đây là một số thông tin chung cơ bản về dòng sản phẩm chống thấm gốc Polyurethane và một số mã hàng tiêu biểu. Mọi thắc mắc cần giải đáp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline 0906.191.027