Chống thấm nhà vệ sinh và các biện pháp thi công tốt nhất

06/01/2018
chong-tham-nha-ve-sinh-va-cac-bien-phap-thi-cong-tot-nhat

 

Tại sao phải chống thấm nhà vệ sinh?

Nhà vệ sinh là một không gian có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước và các chất bẩn. Nếu không được chống thấm kỹ lưỡng, nhà vệ sinh sẽ gặp nhiều vấn đề như:

- Tường, sàn, trần bị ẩm mốc, bong tróc, xuống cấp, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng .
- Nước bị rò rỉ qua các khe hở, cống thoát nước, đường ống nước, gây lãng phí nước và tăng chi phí sửa chữa .
- Nước bị thấm qua tường sang các phòng khác, gây hư hại cho đồ đạc và thiết bị điện tử .
- Nước bị thấm qua sàn xuống tầng dưới, gây phiền toái cho hàng xóm và có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý .
=> Do đó, việc chống thấm nhà vệ sinh là một công việc cần thiết và cần được thực hiện đúng kỹ thuật, hiệu quả.
 

Nội dung chính bài viết[Ẩn]

1. Các nguyên nhân gây thấm cho nhà vệ sinh

- Công trình đã chống thấm nhà vệ sinh nhưng chưa đúng kỹ thuật hoặc chưa chống thấm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột. Nếu không có một lớp chống thấm bảo vệ bề mặt sàn, tường, trần nhà vệ sinh, nước sẽ dễ dàng thấm vào kết cấu bê tông và gây hư hại.
- Do sự cố tại các vị trí đấu nối vòi nước âm, ở vòi sen hay các vị trí hay hư hỏng khác. 
- Do bục vỡ, thủng đường ống nước trong hộp kỹ thuật âm tường. Đây là nguyên nhân khó phát hiện và khắc phục khiến cho nước bị thấm qua tường sang các phòng khác hoặc xuống tầng dưới rất mất thẩm mỹ
 

2. Các biện pháp cơ bản cho chống thấm nhà vệ sinh, ưu điểm nhược điểm.

Biện pháp 1: Chống thấm bằng keo kháng nước: Ở đây được hiểu là sử dụng các dạng chống thấm trong suốt không màu thi công trên bề mặt để sửa chữa các phong vệ sinh đang bị thấm. Tuy nhiên đây là một biện pháp không triệt để vì các sản phẩm như vậy thường dễ bong tróc, không bền. Ngoài ra các sản phẩm như vậy thông thường có thể gây ra trơn trượt khi có nước.

- Biện pháp 2: Chống thấm bằng nhựa đường: Nhựa đường là cách gọi thông dụng chung của các dạng matít dạng thô cần gia nhiệt để thi công, hoặc các loại matit nhựa đường thi công nguội. Mặc dù biện pháp này thi công có vẻ hơi thô xơ, thi công có vẻ lích kích, tuy nhiên trong một vài trường hợp nó lại rất hiệu quả

- Biện pháp 3: Chống thấm bằng vật liệu của Sika: Đây là cách nói chung chung của mọi người về các sản phẩm chuyên dụng của Sika dùng cho chống thấm nhà vệ sinh. Có nhiều loại sản phẩm của Sika có thể làm đươc trong trường hợp này: Sika 2 thành phần : Sikatop 107 Seal VN, SikaTop Seal 105, Sikatop Seal 109, ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác gốc Bitum, gốc Acrylic, gốc Polyurethane. Nhìn chung các sản phẩm này cần thi công một cách chuyên nghiệp, giá thành sản phẩm cũng khá cao

- Biện pháp 4: Chống thấm bằng KOVA: Kova với nhiều sản phẩm chống thấm khá đa dạng, sản phẩm chủ lực là Kova CT 11A Gold, Kova CT11A Plus Sàn, Kova CT 11A Plus Tường. Được thiết kế phù hợp theo khí hậu vùng miền, theo vị trí thi công, theo hạng mục công trình. Sản phẩm thi công đơn giản dễ dàng như thi công sơn.

- Biện pháp 5: Chống thấm bằng màng chống thấm: Màng chống thấm là một dạng vật liệu chuyên dụng dạng tấm chế tạo sẵn gốc bitum APP hoặc SBS, khi kết hợp với chất quét lót Primer dạng lỏng sẽ tạo thành hệ thống chống thấm hoàn chỉnh. Được sử dụng tại nhiều vị trí công trình xây dựng trong đó có nhà vệ sinh.  Mặc dù rất tốt tuy nhiên sản phẩm này đòi hỏi kỹ thuật thi công phải rất cẩn thận , tỉ mỉ.

3. Các đầu mục công việc nhất thiết phải làm khi chống thấm nhà vệ sinh 

3a> Xử lý chống thấm cổ ống:

Việc chống thấm cổ ống tại vị trí xuyên sàn là một trong những việc quan trọng nhất trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh.

Vật tư cần có:

- Thanh trương nở ( nên dùng Sika Swellstop II)

- Vữa không co ngót ( nên dùng Sikagrout 214-11).

- Phu gia liên kết bê tông ( nên dùng Sika Latex TH)

Thực hiện:

- Đục tẩy rộng quanh miệng ống rộng tối thiểu 3-5m, sâu xuống tối thiểu 5-7cm.

- Ghép cốp pha đáy được kín khít.

- Quấn băng trương nở tại ví trí cách mặt sàn tối thiểu 5cm để đảm bảo lớp bảo vệ tối thiểu.

- Quét phụ gia liên kết lên bề mặt cần kết nối.

- Đổ vữa không co ngót bù lại phần bê tông đã đục đi, cần dưỡng ẩm để tránh nứt tại đây.

Video chi tiết cách làm chống thấm cổ ống

3b> Xử lý  chống thấm hộp kỹ thuật trong nhà vệ sinh

Việc xử lý hộp kỹ thuật cũng là việc rất cần thiết. Về quy trình chống thấm hộp kỹ thuật tương tự như xử lý cổ ống. Tuy nhiên khi thực hiện cần lưu ý

- Hộp kỹ thuật bao gồm rất nhiều ống và bó ống, việc quấn thanh trương nở cần quấn chi tiết cho từng cái ống một, các ống quá sát nhau cần phải được tách để dễ thi công một mặt cũng giúp vữa dễ dàng chảy vào kẽ các ống với nhau.

- Nếu trong hộp kỹ thuật có các ống mềm như ống bọc bảo ôn điều hòa, ống gen điện, dây điện... thì cần gom lại cho vào một ống cứng tại vị trí đi qua hộp kỹ thuật giao với sàn bê tông.

3c> Vệ sinh bề mặt

- Bề mặt cần được vệ sinh thật sạch sẽ bằng các biện pháp cơ học: dùng búa bằm,  máy mài, mày trà sàn, thổi bụi và hút bụi sạch sẽ.

- Các ví trí khuyết tật, bọng rỗng cần được trám vá bằng vữa sửa chữa hoặc vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.

3d> Xử lý chống thấm chân tường nhà vệ sinh kết hợp gia cố góc .

Việc gia cố góc chân tường và chống thấm chân tường là việc cần thiết. Tại sao vây? Vị trí này là vị trí tiếp nối giữa sàn và tường nên thường xảy ra hiện tượng tách lớp. Vậy xử lý nó nhử thế nào

- Trám vuốt góc, taluy chân tường sao cho nhẵn mịn không có vết gợn bay.

- Với các vật liệu dạng lỏng kết hợp với các dạng lưới gia cố góc quét dán lưới tại vị trí này để chống nứt và chống thấm tại chân tường.

- Với các dạng màng chống thấm cũng cắt các tấm rộng từ 15-20cm dán gia cố dọc chân tường.

Công nhân đang dán miếng gia cố góc ở chân tường nhà vệ sinh

3f> Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh:

Chống thấm nhà vệ sinh sàn dương:

- Tiến hành thi công chống thấm tổng thể cho sàn và tường nhà vệ sinh

- Với các vật liệu chống thấm dạng lỏng thi công dạng lăn phun quét, chú ý làm đúng hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, đủ định mức, đủ định lượng, đủ số lớp, tuân thủ thời gian chờ khô giữa các lớp cần thi công.

- Với các vật liệu chống thấm dạng màng ( tấm trải chống thấm) cả dạng khò nóng lẫn màng tự dính, khi thi công cần chú ý đảm bảo việc chồng mí giữa các tấm tối thiểu 10cm. Cần xử lý díp mí độc lâp cho từng tấm khi dán xong ( díp mí 4 cạnh).

Chống thấm nhà vệ sinh sàn âm:

- Việc thi công chống thấm hoàn toàn tương tự như khi làm cho sàn dương.

- Điểm cần lưu ý là ở đây là nên sử dụng biện pháp chống thấm hai lớp.

- Lớp chống thấm nhất là thi công trực tiếp trên lớp bê tông sàn vệ sinh.

- Lớp thứ 2 thi công trên sàn vệ sinh đã được tôn nền. Vật liệu tôn nền nên chọn là bê tông cốt liệu nhỏ ( bê tông đá MI ) hoặc vữa xi măng cát vàng. Không nên sử dụng cát hoặc tận dụng phế thải để tôn nền, việc này có thể làm tích nước gây thấm sau này.

- Ở lớp thi công thứ nhất nên ưu tiên sử dụng các vật liệu chống thấm dạng màng lỏng thi công với hình thức lăn, phun , quét. Không nên sử dụng vật liệu dạng tấm trải vì trong điều kiện vướng mặt bằng ( ống nằm ngang sàn ) rất khó cho việc thi công cũng như bảo vệ hệ ống này khi gia nhiệt ( khò ) dán màng.

Nhà vệ sinh sàn âm

3g> Nghiệm thu và thử nước sau hoàn thiện tất cả các công tác của quy trình chống thấm.

- Việc nghiệm thu sản phẩm là việc cần thiết để có sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng và chất lượng đạt yêu cầu. Nghiệm thu bắt đầu từ việc nghiệm thu vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng. Công tác này cần tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất được áp dụng cũng như các quy chuẩn hiện hành đang áp dụng tại Việt Nam. Tham khảo TCVN 9067-1: 2012 - Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính.

- Ngoài việc nghiệm thu vật liêu công đoạn quan trọng nhất cần được thực hiện trong nghiệm thu chống thấm nhà vệ sinh là việc ngâm thử nước. Việc này cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn được quy định trong tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất ( thường sẽ được công bố trong Catalogue) và các TCVN liên quan. Thời gian ngâm thử nước thông thường ít nhất là 48h.

3h> Cán vữa bảo vệ lớp chống thấm nhà vệ sinh và thi công hoàn thiện ốp lát.

- Việc cán vữa bảo vệ cần thực hiện ngay khi việc thử nước hoàn tất tránh việc đi lại liên tục hoặc thi công các hạng mục khác làm hư hai lớp chống thấm đã hoàn thiện.

- Việc cán vữa bảo vệ nên cán hoàn thiện luôn sau đó chỉ cần dán gạch luôn mà không nên cán làm nhiều lần

- Cán vữa cần đảm bảo luôn về độ dốc tối thiểu, thông thường là 0.5% về vị trí thu nước sàn.

- Vữa cán nên sử dụng thêm các dạng phụ gia trộn vữa để tăng các tính năng thi công và tăng khả năng chống thấm.

Xem thêm về cấp phối vữa trộn tại đây

- Việc thi công ốp lát cần sử dụng thêm keo dán gạch và keo trà ron để đảm bảo tăng cường khả năng bám dính, khả năng chống thấm.

4. Biện pháp chi tiết sử dụng một số loại vật liệu khi thi công chống thấm cho nhà vệ sinh:

4a> Sử dụng Sikatop Seal 107

Ưu điểm:

- Đã ứng dụng nhiều trong thực tế và có phản hồi rất tốt.

- Cường độ bám dính tốt.

- Không độc hại có thể sử dụng cho các vị trí tiết xúc với nước ăn.

Biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh sử dụng Sikatop Seal 107:

- Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công bằng bàn chải sắt hoặc máy thổi hoặc máy hút bụi. Loại bỏ các vật liệu lỏng hoặc dễ bong tróc như sơn, dầu mỡ, vôi, xi măng… Bề mặt phải khô và không có nước đọng. Nếu có vết nứt chân chim, cần trám kín bằng các vật liệu chuyên dụng cho sửa chữa vết nứt.
- Trộn vật liệu: Trộn thành phần A (chất lỏng) và thành phần B (bột) theo tỷ lệ 1:4 (theo khối lượng) trong một thùng sạch bằng máy khuấy điện hoặc thùng nhựa. Trộn đều cho đến khi được hỗn hợp mịn, không có cục và không có tách lớp. Thời gian trộn tối thiểu 3 phút. Không trộn quá nhiều vật liệu để tránh lãng phí.
- Thi công vật liệu: Dùng cọ, rulo hoặc máy phun để thi công Sikatop Seal 107 lên bề mặt đã chuẩn bị. Thi công ít nhất 2 lớp, mỗi lớp có độ dày khoảng 0.5 - 1 mm. Thời gian chờ giữa các lớp là khoảng 4 - 6 giờ (ở nhiệt độ 27 độ C / độ ẩm môi trường 65%). Có thể thi công lớp thứ 3 nếu cần thiết. Hướng thi công của các lớp phải vuông góc với nhau.

4b> Sử dụng Sikatop Seal 109

Ưu điểm:

- Kế thừa hoàn toàn các ưu điểm của dòng Sikatop Seal 107.

- Tỷ lệ Polymer cao hơn. 

- Độ đàn hồi, độ phủ và khả năng làm liền các vết nứt tốt hơn rất nhiều.

Các bước thi công chống thấm WC với Sikatop Seal 109

- Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt. Đục tẩy vệ sinh các mảng bám xi măng, vữa trên bề mặt quanh góc chân tường.
- Trộn vật liệu: Trộn thành phần A (chất lỏng) và thành phần B (bột) theo tỷ lệ 1:2 (theo khối lượng) trong một thùng sạch bằng máy khuấy điện hoặc thùng nhựa. Trộn đều cho đến khi được hỗn hợp mịn, không có cục . Thời gian trộn tối thiểu 3 phút. Không trộn quá nhiều vật liệu để tránh lãng phí.
- Thi công vật liệu: Dùng cọ, rulo hoặc máy phun để thi công Sikatop Seal 109 lên bề mặt đã chuẩn bị. Thi công ít nhất 2 lớp, mỗi lớp có độ dày khoảng 0.5 - 1 mm. Với định mức khoảng 1kg/m2/ 01 lớp Thời gian chờ giữa các lớp là khoảng 4 - 8 giờ (ở nhiệt độ 20 độ C). Hướng thi công của các lớp phải vuông góc với nhau. Sau khi thi công xong, cần bảo vệ bề mặt khỏi nắng, gió và mưa trong ít nhất 24 giờ

Hình ảnh thi công các sản phẩm dòng Topseal bằng biện pháp phun

4c> Sử dụng Sika Latex TH cho việc chống thấm sàn vệ sinh

Ưu điểm:

- Đơn giản dễ làm, không cần thợ chuyên nghiệp cũng có thể thi công được.

- Giá thành rẻ, kinh tế cho người dùng.

- Đa năng có thể chống thấm cùng lúc cho nhiều hạng mục khác nên tiện lợi và tiết kiệm vật tư không dư thừa lãng phí.

Các bước thi công chống thấm khu vệ sinh với Sika Latex TH:

- Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt. Làm ẩm bão hòa bề mặt bằng nước sạch.
- Trộn vật liệu: Trộn Sika Latex TH với Xi măng Portland theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất trong một thùng sạch bằng máy khuấy điện. Trộn đều cho đến khi được hỗn hợp mịn, không có cục. Thời gian trộn tối thiểu 3 phút. Không trộn quá nhiều vật liệu để tránh lãng phí.
- Thi công vật liệu: Dùng cọ, rulo hoặc máy phun để thi công Sika Latex TH lên bề mặt đã chuẩn bị. Thi công ít nhất 2 lớp ( định mức 4m2/1 lít/ 01 lớp), mỗi lớp có độ dày khoảng 1 - 2 mm. Thời gian chờ giữa các lớp là khoảng 4 - 8 giờ (ở nhiệt độ 20 độ C). Hướng thi công của các lớp phải vuông góc với nhau. Có thể thi công lớp 3 nếu cần thiết.

4d> Sử dụng tấm trải dán chống thấm nhà vệ sinh ( màng chống thấm)

Sử dụng màng thi công nóng ( khò nhiệt)

- Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt.
- Thi công lớp lót: Dùng cọ, rulo hoặc máy phun để thi công lớp Primer nhũ tương bitum nhằm tương cường bám dính.
- Khò dán chồng mép, hàn kín và gia cố: Hàn chồng mép các tấm màng khò nóng với nhau bằng máy khò gas để tạo đường kín nước. Gia cố các góc, chân tường, khe co giãn bằng vật liệu bitum.

 

Sử dụng màng dán nguội ( tự dính- dán lạnh)

- Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt. Trám vá các vết nứt, lõm, lồi trên bề mặt.
- Quét lớp sơn tạo dính Primer: Dùng cọ, rulo hoặc máy phun để quét lớp sơn tạo dính Primer (dùng sơn bitum dạng lỏng) lên bề mặt đã chuẩn bị. Lớp sơn tạo dính giúp tăng khả năng bám dính của màng tự dính và ngăn ngừa nước xâm nhập vào các khe hở.
- Dán màng chống thấm tự dính: Dùng dao cắt màng tự dính theo kích thước phù hợp với bề mặt cần thi công. Bóc lớp giấy bảo vệ trên mặt sau của màng và dán lên bề mặt đã quét sơn tạo dính. Dùng con lăn để ép chặt màng vào bề mặt và loại bỏ các khí túi.
- Dán chồng mép, hàn kín và gia cố: Dán chồng mép các tấm màng tự dính với nhau để tạo đường kín nước. Hàn kín các góc, chân tường, khe co giãn bằng vật liệu bitum. Gia cố các cổ ống, ống thoát nước bằng gioăng trương nở quấn xung quanh để tránh nước rò rỉ ra

4f. Sử dụng Kova CT 11A cho việc chống thấm nhà vệ sinh.

Ưu điểm:

- Gốc xi măng, dễ sử dụng, thi công dạng lăn quét

- Độ bám dính tốt trên các nền vật liệu bê tông và vữa

- Duy trì khả năng chống thấm trong điều kiện ẩm ướt liên tục.

Thi công:

- Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch bề mặt bằng các dụng cụ chuyên dụng đến khi đủ điều kiện thi công.

- Trộn sản phẩm: trộn Kova CT 11A Gold với xi măng theo tỷ lệ 1 : 1 về khối lượng,  dùng máy khuấy trộn đều tối thiểu 3 phút

- Thi công lớp thứ nhất:  với định mức 4-5m2/ kg Kova CT 11A, thi công lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất khô tối thiểu 1h và có thể lâu hơn

- Luôn luôn thi công tối thiểu 2 lớp: lớp thứ 2 với định mức tương tự lớp thứ nhất, có thể thêm lớp thứ 3 nếu cần.

5. Báo giá chống thấm nhà vệ sinh.

Đơn giá chống thấm nhà vệ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại vật liệu, xuất xứ hàng hóa, biên pháp thi công, định mức thi công, hình thức bảo hành, diện tích cần chống thấm. Trong phạm vi bài viết chúng tôi đưa ra đơn giá chung nhất, trong một số trường hợp đặc biệt đơn giá có thê được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. 

STT Chủng loại vật liệu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

1

Sikatop 107 Seal VN

( Xuất xứ Sika Việt Nam)

m2 1 220,000 220,000
2

Sikatop Seal 109

( Xuất xứ Sika Việt Nam)

m2 1 250,000 250,000
3

Sika Latex TH

( Xuất xứ Sika Việt Nam )

m2 1 180,000 180,000
4

SikaProof Membrane

( Xuất xứ Sika Việt Nam )

m2 1 150,000 150,000
5

Màng khò nóng 3mm

( Xuất xứ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia )

m2 1 280,000 280,000
6

Màng tự dính 1.5mm

( Xuất xứ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia)

m2 1 300,000 300,000

>>> Lưu ý: Khách hàng luôn luôn quan tâm: Sản phẩm nào là tốt nhất? Đây là một câu hỏi rất khó để trả lời. Việc chất lượng của sản phẩm sau cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước, trong và sau thi công. Sản phẩm tốt chỉ chiếm khoảng 50% chất lượng, nửa còn lại phụ thuộc vào biện pháp và con người, giám sát kỹ thuật đặc biệt là nhân công làm trực tiếp.

USS Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm thi công, đội ngũ kỹ sư và nhân công tay nghề cao luôn sẵn sang phục vụ. Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tối để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline 0906.191.027

>>> Xem thêm biện pháp chống thấm các hạng mục khác trong ngôi nhà

Chống thấm bể bơi

Chống thấm sân thượng

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN