-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Xử lý mạch ngừng bê tông trong thi công chống thấm
06/01/2018
Mạch ngừng bê tông là gì?
Là vị trí dừng đổ bê tông hay còn gọi là vị trí dán đoạn kỹ thuật trong một số trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo việc đúc bê tông một cách liên tục.
Mạch ngừng trong các kết cấu bê tông cốt thép là điều không thể tránh khỏi, cùng với việc đưa ra các biện pháp sao cho ít mạch ngừng nhất chúng ta cũng phải tìm ra các biện pháp để thi công mạch ngừng trong thi công chống thấm.
Nội dung chính bài viết
1.Tại sao lại có mạch ngừng thi công.
Đặc thù của thi công xây dựng là biện pháp thi công thường rất khó, kết hợp với điều kiện mặt bằng thường không cho phép, điều kiện thời tiết khó khăn, hoặc kết cấu công trình quá lớn.... Chính vì vậy thông thường chúng ta rất ít khi có thể thi công liền khối mà thường phải có mạch ngừng thi công.
Mạch ngừng bê tông có thể hình thành do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tổ chức thi công hoặc kỹ thuật thi công, cụ thể:
- Việc thi công toàn khối cần huy động nhân lực và thiết bi quá lớn dẫn đến bài toàn kinh tế không khả thi.
- Do thời tiết bất lợi,thời gian kéo dài dẫn tới việc thi công bê tông khối lớn gặp nhiều khó khăn
- Muốn tôi ưu chi phí ván khuôn để dùng luôn phiên một cách hợp lý.
- Các kết cấu có hình dạng phức tạp việc thi công liên khối sẽ rất khó khăn, việc thi công liền khối để đảm bảo hết các yếu tố cả về thẩm mỹ và kết cấu là gần như không thể thực hiện được.
- Một số trường hợp mạch ngừng còn được tạo ra một cách chủ động băng cách dùng máy cắt để cắt tạo ra khe co giãn nhiệt cho các kết cấu quá lớn.
Các hình thức và vị trí bố trí mạch ngừng được quy đinh cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4453: 1995 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu:
Xem thêm TCVN 4453: 1995 tại đây.
Một số ảnh hưởng tiêu cực của mạch ngừng bê tông
- Giảm khả năng chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép, đặc biệt là lực cắt và mô-men uốn.
- Giảm khả năng chống thấm của kết cấu bê tông cốt thép, do mạch ngừng là nơi dễ bị thấm nước và các chất hóa học xâm nhập, gây ăn mòn cho cốt thép và bê tông.
- Giảm thẩm mỹ của kết cấu bê tông cốt thép, do mạch ngừng làm gián đoạn sự liền mạch và đồng nhất của bề mặt bê tông.
2. Xử lý chống thấm mạch ngừng như thế nào?
Việc chống thấm mạch ngừng bê tông bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc tổ chức biện pháp thi công hợp lý, chất lượng thi công bê tông, cách thi công và lắp đặt băng cản nước ( thanh trương nở) là các yếu tố quan trọng nhất để có sản phẩm cuối cùng tốt nhất.
Chuẩn bị:
- Nhân công lành nghề
- Dụng cụ: Đầm dùi (đầm rung), dào hàn băng cản nước.
- Phụ gia liên kết bê tông cũ và mới ( có thể dùng Sika Latex TH hoặc Sikadur 732). Keo dán ( có thể sử dụng Sikaflex Contrucion AP)
- Băng cản nước dạng PVC Waterstop ( Sika Waterbar ) hoặc băng trương nở.
Xử lý mạch ngừng thi công với PVC Waterstop dạng V:
- Với việc thi công băng cản nước thì yếu tố ảnh hương lớn chất lượng sản phẩm là công tác lắp đặt trước khi đổ bê tông phân đoạn 1.
- Sản phẩm cần đặt chính giữa kết cấu
- Cần gia cố chắc chắn để khỏi bị gập trong quá trình đổ bê tông
- Có thể dùng các biện pháp cơ học như giá thép để nẹp hai mép băng cản nước, dùng thêm day thép ly để định vị cố định các khuyên sắt vào hệ cốt thép đã lắp đăt.
- Tại các vị trí nối cần được xử lý hàn nối cẩn thận bằng dao hàn nhiệt bằng biện pháp nối chập, có thể sử dụng biện pháp nối chồng với chiều dài mối nối tham khảo là 25 cm.
- Tại ví trí dừng đổ cốp pha cần được làm kín khít tuyệt đối tránh hiện tương mất nước xi măng làm giảm chất lượng bê tông.
- Trước đổ bê tông phân đoạn 2 cần tiến hành quét chất kết nối một cách cẩn thận.
- Việc thi công phân đoan 2 tiến hành sau đó trước khi thi công cũng cần chỉnh sửa vị trí, gia cố băng cản nước.
- Công tác đầm bê tông cần đặc biệt quan tâm vì tại vị trí mạch ngừng rất dễ xảy ra sai sót bởi yếu tố con người nên cần được giám sát chặt chẽ.
Biện pháp xử lý mạch ngừng với băng trương nở:
- Việc sử dụng thanh trương nở trong trường hợp này có thể làm giảm mức độ phức tạp cho việc thi công bê tông phân đoạn 1. Tuy nhiên việc lắp đặt thanh trương nở cần đặc biệt lưu ý.
- Vệ sinh thật sạch vị trí cần lắp đặt bằng máy thổi cọ quét. Bề mặt bê tông cần tương đối khô không có nước đọng.
- Luồn và mở cuộn thanh trương nở dọc thao chiều dài mạch ngừng nhưng vẫn để nguyên băng chống dính lót phía sau.
- Bơm lượng keo vừa đủ dọc vị trí cần thi công
- Lật cuộn thanh trương nở úp ngay lên lớp keo vừa bơm dùng tay ấn đều dọc theo chiều dài mạch của sản phẩm, sau đó bóc lớp băng keo chống dính mặt sau ra.
- .Cần để thời gian cho keo dán khô, kết hợp với việc dùng các biện pháp cơ học để gia cố
- Thời gian tối thiểu để có thể bắt đầu dán thanh trương nở thông thường là không dưới 24h kể từ thời điểm đổ xong bê tông phân đoạn 1.
- Khi bơm bê tông tránh vòi bơm xối trực tiếp vào các vị trí mạch ngừng.
- Khi thi công đầm bê tông tránh để đầm rung chạm trực tiếp vào vị trí của băng trương nở.
>>>Xem thêm hướng dẫn cách lắp đặt thanh trương nở tại đây.
Xử lý khe lún, khe co giãn với băng cản nước PVC Waterstop dạng O.
- Việc thi công chống thấm cho khe co giãn là một trong các kỹ thuật khó trong chống thấm mạch ngừng
- Chất lượng chống thấm phụ thuôc vào cả chất lượng thi công bê tông, kỹ thuật lắp đặt và chất lượng của băng cản nước ( độ co giãn ).
- Việc lắp đặt băng cản nước dạng O này không có gì khác so với dạng V, chỉ khác ở công đoạn nối băng cản nước, thông thường chỉ áp dụng biện pháp nối chập bằng dao hàn vì vị trí O ở chính giữa gây khó khăn cho việc nối chập.
- Việc thi công bê tông trong trường hợp này có thể thi công đồng thời cả hai phân đoạn, đặc biệt lưu ý chất lượng chống thấm của khe co giãn phụ thuôc vào việc điều chỉnh vị trí của băng cản nước. Cụ thể ví trí tiết diện phần ' O ' cần được đặt ở trung tâm của khe lún. Phần bê tông không được đổ tràn vào đây làm giảm độ thở của băng cản nước.
Cách trọn sản phẩm băng cản nước phù hợp
Nguồn: Giải pháp xây dựng hoàn thiện
3. Xử lý lại mạch ngừng sau khi đổ bê tông.
Kiểm tra lại tất cả các mạch ngừng các vị trí mất nước bê tông phải xử lý lại bằng vữa sửa chữa, tiến hành các biện pháp chống thấm bổ sung nếu cần thiết như sau:
- Đục tẩy các vị trí bị mất nước tại mạch ngừng.
- Quét chất kết nối liên kết ( thông thường sử dụng Sika Latex ).
- Trám vá bằng vữa sửa chữa hoặc vữa xi măng cát kết hợp Sika Latex.
Với khe co giãn cần hoàn thiện thẩm mỹ bề mặt bằng chất trám khe dạng Flex kết hợp với xốp chèn khe ( backer rod)
Hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí tất cả các dịch vụ chống thấm tầng hầm, chống thấm sàn mái, chống thấm sân vườn của chúng tôi . Hotline 0906.191.027