Vết nứt trong kết cấu bê tông : Nguyên nhân, cách xử lý từ A đến Z

06/01/2018
vet-nut-trong-ket-cau-be-tong-nguyen-nhan-cach-xu-ly-tu-a-den-z

 

Khuyến mại đặc biệt cho các sản phẩm xử lý vết nứt

Sikadur 731: Giá chỉ còn 265.000/ bộ 1 kg

SIkadur 732: Giá chỉ còn 380.000/ bộ 1 kg

Sikadur 752: Giá chỉ còn 440.000/ bộ 1kg

Vết nứt bê tông trong xây dựng là một hiện tượng rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới.Việc nghiên cứu về cơ chế và nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt các dạng kết cấu và các giải pháp xử lý chúng là một quá trình dài suốt quá lịch sử ngành xây dựng hiện đại. Các công ty hàng đầu về công nghệ xây dựng và hóa chất trên thế giới đã đưa ra rất nhiều sản phẩm và giải pháp để từng bước giảm việc hình thành vết nứt bê tông ( và một số kết cấu khác ) cũng như sửa chữa các vết nứt khi chúng hình thành.

 

1. Tìm hiểu nguyên nhân chính hình thành các vết nứt bê tông và kết cấu gạch xây:

a. Nguyên nhân gây nứt do kết cấu

  • Việc khảo sát, thiết kế thi công rất quan trọng trong xây dựng đặc biệt là các công trình lớn các công trình cao tầng, cầu, đường và các công trình hầm. Việc khảo sát tốt nhất là khảo sát địa chất sẽ giúp cho dự án có thiết kế hợp ly chông hiện tượng lún gây nứt kết cấu bê tông cũng như kết cấu gạch xây.
  • Việc thi công cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra các vết nứt bê tông. Với kết cấu tường xây thì kỹ thuât xây, kết cấu khối xây, cấp phối vữa xây và kỹ thuật tô trát cũng là nguyên nhân chính gây ra các vết nứt tường.
  • Với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thì biện pháp tổ chức thi công, các kỹ thuật trong từng công đoạn như: Công tác gia công lắp dựng cốt thép, công tác đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của vết nứt của kết cấu bê tông.

b. Nguyên nhân gây nứt do co ngót nhiệt:

  • Việc chênh lệch nhiệt độ theo mùa xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Ở một số nơi việc chênh lệch này là rất lớn. Các kêt cấu đều có hệ số giãm nở nhiệt khác nhau. Việc này sẽ dẫn tới sự co ngót khác nhau của các vật liệu khác nhau của cùng một kết cấu gây ra hiện tượng nứt.
  • Tại Việt Nam việc chênh lệch nhiệt độ theo mùa này cũng rất lớn. Ngay cả trong cùng một mùa như mùa hè, với nhiệt độ lên tới 41, 42 độ C. Lúc này nhiệt độ bê tông ngoài trời có thể lên tới 70-80 độ C nếu có mua đột ngột thì cũng rất dễ gây ra vết nứt.

c. Nguyên nhân phát sinh vết nứt do các điều kiện làm việc bất lới

  • Thực tế ở Việt Nam các công trình đặc biệt là các công trình giao thông thường xuyên phải hoạt động trong tình trạng quá tải lưu lượng so với thiết kế hoặc xe cộ siêu trường siêu trọng làm việc phát sinh các vết nứt rất dễ xảy ra.

2. Các giải pháp chính làm giảm sự hình thành vết nứt bê tông và các kết cấu gạch xây

2a. Các giải pháp về thiết kế để giảm hình thành vết nứt

  • Tăng cường các kết cấu chịu lực chính của móng: cọc ep, cọc khoan nhồi. Đây là một trong các giải pháp chính trong các công trình xây dựng để giảm sự hình thình vết nứt đặc biệt với công trình nhà cao tầng .
  • Tăng cường thép trong các kết cấu bê tông, tuy nhiên việc này không nên lạm dụng, hàm lượng thép trong kết cấu không được vượt quá Imax ( không qúa 3% theo TCVN: 5574: 2018)

2b. Các giải pháp về thi công giúp giảm thiểu vêt nứt bê tông và gạch xây

  • Với kết cấu xây cần tuân thủ các tiêu chuẩn thi công được quy định  ( TCVN 4085: 2011).
  • Có thể tham khảo một số cấp phối có sử dụng các loai phụ gia làm giảm sự hình thành vết nứt nếu bạn quan tâm.

So sánh Sika Latex với Sika Latex TH và tìm hiểu ứng dụng của sản phẩm trong thực tế

Sika Lite - Phụ Gia Chống Thấm Dành Cho Vữa

  • Với kêt cấu bê tông: Việc gia công lắp dựng côt thép cần đảm bảo các yêu tố kỹ thuật số lượng, khoảng cách giữa các thanh thép, khoảng cách giữa hai lớp thép( bố trí các con cóc kê đủ độ dày). Việc thi công đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu trong TCVN 4453 - 1995. Khi tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ giảm thiểu các vết nứt bê tông hình thành
  • ​​​​​​​Một việc quan trọng khác làm giảm sự hình thành vêt nứt là công tác bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng có thê sử dụng các biện pháp cơ học như phun, bơm nước. che phủ ni lông hoặc phun hóa các hóa chất bảo dưỡng bê tông ngay khi bê tông bắt đầu nình kết.

2c. Các giải pháp giảm sự co ngót nhiệt để giảm sự hình thành vết nứt.

  • Với kết cấu tường xây và nhất là tường trát việc sử dụng biện pháp làm giảm sự hình thành vết nứt nên được lưu tâm. Cùng với việc sử dụng thêm các loại phụ gia trộn vữa có thể kêt hợp thêm với việc sử dụng cac loai lưới gia cố hoặc đóng lưới thép dạn mắt cáo trước khi trát giảm hiện tượng nứt đi rất nhiều.
  • Với kết cấu bê tông việc làm giảm hiện tượng co ngót nhiệt nên được sử dụng bằng cách sử dụng mác bê tông hợp lý, không hẳn cứ sử dụng bê tông mác cao là sẽ giảm nứt, đôi khi việc này còn làm hiện tượng nứt trở nên nghiêm trọng hơn nhiều do bê tông mác cao khi thủy hóa phát sinh nhiệt rất lớn.
  • Cùng với đó có thể sử dụng phụ gia bê tông thích hợp. Với nhiều loại phụ gia thế hệ mới sẽ làm giảm rất nhiều các hiện tượng co ngót và từ biến của bê tông.
  • Với các kết cấu dạng sàn với diện tích quá lớn nhất thiết phải có khe co giãn để hạn chế sự co ngót nhiệt gây nứt bê tông.
  • Có rất nhiều biện pháp có thể làm giảm sự hình thành vết nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm, có thể tham khảo trong TCVN 9345 : 2012.

3. Cách sửa chữa chông thấm và xử lý vết nứt đã hình thành.

Với rất nhiều biện pháp và nỗ lực như trên có thể giảm tối đa việc hình thành vết nứt tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể ngăn được 100% việc hình thành vết nứt. Vậy nếu không may có xảy ra nứt thi có nguy hiểm hay không? Câu trả lời là trong phần lớn các trường hợp là không nguy hiểm, chỉ có rất ít các trường hợp sự cố lớn gây nguy hiểm nghiêm trọng cho công trình. Tuy vậy việc sửa chữa vết nứt cần được làm ngay tránh ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình.

3a. Xử lý chống thấm vết nứt kết cấu tường xây hoặc sàn mái.

  • Phần lớn các kết cấu tường xây không phải là kết cấu chịu lực chính của công trình, việc sửa chữa vết nứt này thông thường mang hai ý nghĩa chính là: Chống thấm và làm thẩm mỹ cho công trình.

Chống thấm cho các vết nứt nhỏ, nứt chân chim, nứt dăm

Video xử lý nứt chân chim với Sika Lastic 590

Nguồn: Sika Việt Nam

  • Vậy thi công như thế nào? Với trường hợp này thi công khá đơn giản, thông thường sẽ thi công dạng lăn rulo hoặc nếu diện tích qua lớn có thể thi công dạng phun. Điều lưu ý ở đây là với các công trình cũ, cải tạo chúng ta phải  mài vệ sinh bê mặt thật tốt và thi công theo đúng quy trình khuyến cáo của nhà sản xuất.

Chống thấm các vết nứt lớn, nứt to, nứt kết cấu:

  • Cắt rãnh vát góc V, vệ sinh bằng bàn trà sắt, thổi bụi sạch sẽ.
  • Sử dụng chất quét lót thích hợp ( tham khảo Sika Primer 3N) để tăng cường độ bám dính.
  • Sử dụng chất trám khe phù hợp bơm bê bề mặt vết nứt ( tham khảo Sikaflex Contrucion AP ) sau đó làm phẳng thẩm mỹ bằng bằng dụng cụ phù hợp ( bàn bả).
  • Sau khi khô để yên tấm có thể sử dụng các sản phẩm có độ đàn hồi lớn ( các sản phẩm gốc Polyurethane ) để sơn phủ bê mặt.
  • Khi lớp sơn chống thấm khô hoàn toàn tiến hành sơn trang trí thẩm mỹ hoàn thiện bề mặt.

3b. Cách xử lý kết cấu sàn bê tông, dầm bê tông bị nứt .

Việc xử lý các vết nứt kết cấu bê tông bao gồm cả nứt sàn và nứt dầm  là một câu chuyện hoàn toàn khác và phức tạp hơn rất nhiều. Tại sao lại có sự khác nhau nay? Sự khác nhau xuất phát ở nhiều góc độ, ví dụ nguyên nhân hình thành vết nứt là do đâu, điều kiện làm việc của kết cấu trước đó có phù hợp không, sau khi xử lý thì vật liệu sử dụng có tương thích hay không, các biến động ngoại cảnh có thể xảy ra thì biện pháp sử chữa vết nứt trước đó có chịu được tác động đó hay không?

Nói dông dài như thế mọi người nghe có vẻ hơi đau đầu rồi thì phải. Việc sửa chữa vết nứt chỉ có một hướng duy nhất đó là bù lại phần kết cấu dầm, sàn đã đứt gãy là liên kết chúng lại với nhau. Vật liệu để sử dụng phải có cường độ cao hơn cường độ gốc của bê tông, độ bám dính trên nên bê tông gốc cũng phải rất cao, phải có độ nhớt thấp mới có thể bơm vào sau vết nứt. Sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm keo gốc Epoxy: Sikadur 20 CracksealSikadur 752, TCK E2800, TCK E206, TCK E500.

Biện pháp sửa chữa vết nứt cụ thể như sau

Chuẩn bị:

Biện pháp thi công sửa xử lý vết nứt:

  • Bước 1: tiến hành khoan tạo lỗ dọc theo vết nứt với khoảng các a=150-200mm. Đô nghiêng mũi khoan 45 độ so với phương vết nứt độ sâu khoan tối thiểu phải cắt qua vết nứt. Vị trí đặt mũi khoan tùy bề dày kết cấu và độ sâu mũi khoan nhưng thông thường từ 3-5cm. Với các vết nứt ở sàn có kết cấu mỏng cần khoan rất cẩn thận vừa đủ để mũi khoan cắt qua vết nứt nhưng làm thủng sàn. Với các nứt dầm lưu ý không khoan quá gần cạnh dầm dễ bị khoan vào thép chủ mà dễ làm vỡ cạnh dầm.
  • Bước 2: Tiến hành bắt kim, kim phải đủ độ chặt để keo không bị trào ngược ra, không quá chặt sẽ làm hỏng gioăng của kim bơm
  • Bước 3: Tiến hành bơm keo sao cho keo tràn đều trên bề mặt vết nứt, áp suất bơm phải lớn để keo có thể đi sâu vào trong kết cấu
  • Bước 4: Sau khi keo khô, thông thường tối thiểu là 24h tiến hành tháo kim bằng cách vặn ngược chiều kim đồng hồ.
  • Bước 5: Tiến hành hoàn thiện thẩm mỹ, nên sử dụng máy cắt để cắt rộng miệng vết nứt  ra sử dụng một số sản phẩm như Sikadur 731 hoặc Sikadur-20 Crack để hoàn thiện bề mặt. Khi cắt ra nếu thấy vị trí nào keo còn chưa đầy có thể bơm bổ sung để có sản phẩm tốt nhất.

Video xử lý vết nứt bê tông với Sikadur-20 Crackseal

Nguồn: Sika Việt Nam

Những điều cần lưu ý khi thi công sửa chữa vết nứt:

Biện pháp xử lý các vết nứt là một trong các kỹ thuật khó và phức tạp trong xây dựng. Trong từng trường hợp cụ thể cần khảo sát một các kỹ lưỡng, chi tiết để đưa ra biện pháp thích hợp. Với từng vật liệu của các hãng sản xuất cần tham khảo ý kiến của nhà sản xuất xem mức độ phù hợp như thế nào. Cuối cùng là yếu tố con người, nhân công cần có tay nghề cao được giám sát cẩn thận cùng với các biện pháp kiểm tra bằng máy móc vị dụ như máy siêu âm để kiêm tra độ đồng nhất và độ đầy vết nứt sau khi bơm keo.

Mọi thắc mắc và phát sinh trong quá trình thi công hãy nhấc máy gọi ngay tới phòng kỹ thuật của công ty chúng tôi được giải đáp. Hotline 0906.191.027

Xin chào, tôi là Đào Quang Huy - CEO & Co-Founder Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ USS Việt Nam [USS Việt Nam]. Công ty chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp xây dựng chuyên về : Chống thấm, xử lý thấm, xử lý ăn mòn bê tông cốt thép, xử lý sự cố, xử lý mạch ngừng bê tông bằng băng cản nước, gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon CFRP, sửa chữa cầu cảng, giải pháp phòng nước mặt cầu với đội ngũ chuyên nghiệp nhất.

Tôi đang quản lý và biên soạn nội dung chuyên ngành cho website chongtham.info.vn. Kết nối với tôi qua Facebook | instagram | LinkedIn

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN